Vé máy bay đi Thanh Hóa: ve-may-bay-du-lich-thanh-hoa

Vé máy bay đi Thanh Hóa: ve-may-bay-du-lich-thanh-hoa

Hiển thị các bài đăng có nhãn ve-may-bay-du-lich-thanh-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ve-may-bay-du-lich-thanh-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Với cây cối um tùm, tiếng nước chảy róc rách, Cà phê Hòn Đá chào đón thực khách bằng vẻ đẹp nhân tạo nhưng vẫn đầy tính thiên nhiên.

Cà phê Hòn Đá nằm trong con ngõ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy ý tưởng từ hang động, nhũ đá. Đi vào hoạt động gần 10 năm nay nhưng không dùng biển hiệu nên ít người để ý và thậm chí có khách phải hỏi đường để tìm đến quán.

12-7331-1430733969.jpg
Nước chảy róc rách trong khắp không gian quán, tạo âm thanh vui tai.

Nơi đây đón chào khách với khung cảnh cây cối um tùm, tiếng nước chảy róc rách và không gian gần gũi thiên nhiên. Bước vào quán, bạn phải đi qua vài bậc đá tròn, bên cạnh là sỏi và làn nước trong lành.

Không gian quán nhỏ nhưng vẫn đặt vừa 9 bộ bàn ghế để khách có thể nhâm nhi đồ uống trong khi ngắm nhìn những khối đá đa sắc màu, hình dáng được trang trí ở đây.

Từng được học về hội họa, anh Lê Anh Đức - chủ quán - cho biết sau khi nảy ra ý tưởng đã tự tay xây dựng quán suốt 3 năm bằng cách đổ bê tông bên trong, phần ngoài đắp các nhũ đá liền khối, lên cao hơn 5 m tạo độ vững chãi.

Các loại cây xanh cũng được thiết kế tạo vẻ rậm rạp, hoang dã, cung cấp đủ nước và đất để phát triển một cách tự nhiên nhất. Quán còn nuôi khỉ, gà tre để chiều lòng những khách nhí.

122-8075-1430733969.jpg


Với suy nghĩ tạo ra công trình phục vụ đam mê cá nhân, chủ quán không treo biển tên quán. Ban đầu, khách tới đây chủ yếu là bạn bè, người quen, sau đó rỉ tai nhau khiến thương hiệu ngày một nổi tiếng. "Nhiều hôm khách đến đông phải về vì không đủ bàn", anh Đức chia sẻ.

Đồ uống ở quán chỉ gồm các loại như cà phê, ca cao, sữa chua, sâm dứa, nước ép quả, trà, sinh tố. Giá dao động 20.000 - 35.000 đồng.

Quán không có trần nhà. Các khối đá lên cao và bị cây cối che phủ, để lộ những khoảng trời nho nhỏ. Mỗi khi mưa, thực khách được đưa vào căn phòng nhỏ ở cuối con đường ngoằn nghèo để trú

Nguồn: vnexpress.net

Hỗ trợ và đặt vé máy bay đi Thanh Hóa liên hệ phòng vé máy bay Việt Mỹ qua số:
* Điện thoại tư vấn và đặt vé: 0915 699 971 - 0915 699 901 - 0907 820 888

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Người Mường Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng bởi món cơm lam mà còn tạo được ấn tượng khó quên với món chả thịt lam trong mâm cỗ tết hay tiệc cưới hỏi.

Cũng giống nhiều đồng bào dân tộc vùng cao khác, người Mường ở Thanh Hóa vẫn giữ tục mổ lợn ăn cỗ trong những dịp quan trọng. Anh em, họ hàng hay vài ba gia đình hàng xóm cùng chung nhau con lợn béo, qua bàn tay đảm đang, khéo léo để tạo ra nhiều món ăn khác nhau, vui vầy thưởng thức quanh bàn rượu.

Thông thường, phần thịt vai ngon nhất của con lợn sẽ được dùng làm món chả thịt lam. Chả thịt lam không quá cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng nếu đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên bởi món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm tự nhiên và cách chế biến tinh tế, hợp khẩu vị. 

Xưa kia, khi chưa có máy xay, phụ nữ Mường rất vất vả khi phải giã thịt bằng cối đá. Tuy nhiên, ngày nay khi đã có thể dùng máy xay làm nhuyễn thịt thì nhiều gia đình vẫn giữ nguyên cách làm truyền thống để hương vị món ăn được trọn vẹn.

Con lợn khi vừa mổ ra, thịt đang còn ấm nóng, người ta lọc phần thịt vừa đủ cho ngay vào cối giã. Sau khi có được mẻ thịt nhuyễn mịn, hồng tươi, người ta đem tẩm ướp gia vị tiêu, mắm, muối cho ngấm đều và không thể thiếu một ít hạt mắc khén, thứ gia vị rừng đặc trưng của ẩm thực xứ Mường.


Những khúc chả vàng óng, đậm vị và ẩn chứa chất ngọt ngai ngái của ống nứa, sực nức mùi mắc khén rất riêng khiến bữa cơm thêm phần no đủ. Ảnh: Tịnh Tâm
Cách làm chín món chả thịt lam thật đặc biệt, người ta nhồi thịt sau khi đã tẩm ướp vào ống nứa bánh tẻ còn xanh mướt, chặt xéo một đầu. Nén cho thịt chắc thành một khối đầy ống xong, người làm nút kín đầu bằng lá chuối xanh đã hơ qua lửa cho dẻo dai. Những ống nứa sau khi được nhồi thịt xếp ngay ngắn sẽ được nướng chín trên bếp củi.

Khâu nướng thịt cũng cần chú ý sao cho lửa vừa để thịt bên trong được chín đều. Khi ống nứa ngả màu đen cũng là lúc thịt bên trong đã ngấm đều hương thơm ngai ngái của nứa non xanh. Lúc này, nước từ trong ống reo lên xèo xèo, rơi xuống lửa bắn ra tí tách, tỏa mùi thơm ngây ngất đầy quyến rũ. Thong thả nhấc từng ống ra khỏi lửa bập bùng, chẻ từng lớp vỏ đã cháy đen, nhẹ tước ra là đã có ngay khúc thịt vàng ươm bắt mắt để bày lên mâm.

Thưởng thức chả thịt lam ống nứa trong bữa cơm ngày lạnh cùng cơm lam, chấm với muối ớt cay nhấn nhá thì không gì sánh bằng. Người miền xuôi khi gặp bữa cơm có món này cũng phải tấm tắc khen ngon, để rồi say sưa bên ché rượu cần ngây ngất cùng chủ nhà, cảm nhận trọn vẹn món ăn dân dã, đậm đà nghĩa tình của núi.

Nguồn: http://vnexpress.net/

 Hỗ trợ và đặt vé máy bay đi Thanh Hóa liên hệ phòng vé máy bay Việt Mỹ qua số:
* Điện thoại viên : 0915 699 971 - 0919 299 971 - 0915 699 901
* Tổng đài: (08) 38 909 936/37 - (08) 35 001 611

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Ngoài món thịt thú rừng nướng được ưa dùng ở các vùng miền núi, khi đến bản Mường Thanh Hóa du khách còn được thết đãi bánh trứng kiến hoặc thịt lợn muối chua.

Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng. Người Mường thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để làm đa dạng cũng như luôn cải thiện mới bữa ăn gia đình. Tuy không có các loại quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng họ sử dụng mọi nguồn sản vật tự nhiên sẵn có để tạo ra nhiều món ngon, đặc sản mà nếu có dịp thưởng thức một lần chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên được.

Bột nếp trộn cùng nhân trứng kiến béo ngậy, gói trong lá vả tạo nên món bánh thơm ngon đặc biệt. Nguồn: tieudungviet.
Bánh trứng kiến

Để làm loại bánh này người Mường thường vào rừng tìm cây xoan, tre hay cây luồng nào có những tổ kiến to. Kiếm được trứng kiến tùy vào số lượng ít hay nhiều mà lựa chọn gạo cho phù hợp. Gạo sau khi ngâm, xay thành bột thì đem trộn đều với trứng kiến. Kế đó rưới nước vào bột cho thật dẻo và nặn thành từng viên, lấy lá vả non gói lại rồi cho vào nồi chưng lên. Khoảng nửa tiếng là bánh đã chín, mang ra xếp vào rổ để nguội là có thể thưởng thức. Mùi thơm của bột nếp và mùi béo ngậy của trứng kiến tạo nên hương vị đặc biệt của núi rừng mà khi về miền xuôi khó tìm lại được.

Loại bánh này dùng để cúng ma vào rằm tháng ba hàng năm, làm quà biếu hoặc mời người thân và xóm giềng tới ăn. Ngoài ra, từ trứng kiến người Mường còn có thể nấu cùng cơm nếp, xào với rau, nhưng ngon và được nhiều người ưa làm nhất vẫn là món bánh trứng kiến.

Canh nhái măng chua

Nhái và măng chua là hai thực phẩm sẵn có ở vùng núi, người ta có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên món canh nhái măng chua lại hấp dẫn hơn cả. Nhái được bắt ở ruộng, ven suối, ao hồ đem vào nhốt khoảng một ngày, để chúng dẫm đạp lên nhau tiết ra hết chất nhớt. Sau đó mới mổ bụng, bỏ ruột, đầu và chân. Đem băm nhỏ, trộn gia vị và xào lên cho săn lại. Măng chua sẵn có trong vại lấy ra rửa sạch và nấu chung với thịt nhái xào.

Đây là món canh trong bữa cơm thường ngày của người Mường và cũng được dùng để đãi khách trong các dịp lễ. Xưa kia, các lang đạo Mường tiếp đón quan trên cũng hay dùng đến món này.

Xôi nếp đồ ba màu

Xôi nếp với màu tím cây ngom trông đẹp mắt và hấp dẫn. Ảnh: Mocchauxanh.
Người Mường thường trồng cây ngom để dùng làm màu khi đồ xôi. Một bụi ngom có ba màu đỏ, xanh, tím. Để tạo màu người ta nấu ba nồi nước màu riêng bằng lá ngom, sau đó cho gạo nếp vào ngâm, đến khi có màu ưng ý thì vớt ra. Đồ xôi ba màu nhưng chỉ đồ một lần, khi cho gạo vào nồi để tránh ba màu trộn lẫn vào nhau ở giữa người ta để lá chuối ngăn gạo thành ba ngăn riêng. Khi chín, đổ ra dĩa, sắp xếp thành các màu khác nhau.

Thịt hoẵng nướng

Khi săn được hoẵng, người ta dùng lá cây khô thui cho cháy hết lông, dùng dao cạo sạch rồi mới lột da, mổ bụng. Thịt hoẵng được thái thành từng miếng khoảng bàn tay rồi xiên vào que tre đem nướng trực tiếp trên ngọn lửa đang bốc mạnh làm cho thịt se lại chứ không chín kỹ. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ theo chiều ngang đem bóp chung với riềng, muối trắng cùng các gia vị khác. Khi bày ra ăn thì cho thêm lá chanh thái nhỏ. Đây là món tái nướng, ăn vừa ngọt, vừa thơm, nhắm rượu thì ngon hết ý.

Cá chua, thịt chua

Thịt lợn muối chua trước khi ăn sẽ được rắc lên một ít thính và ăn kèm với lá sung hoặc lá mơ. Ảnh: ttdl.
Người Mường ở vùng núi, nhiều khi săn được chim thú ăn tươi không hết người ta nghĩ ra cách ủ chua để ăn dần quanh năm. Thịt trước khi đem ủ sẽ bóp với muối, thính và rượu. Sau đó thịt được gói trong lá dong, lá chuối, dùng lạt xâu các gói thịt lại rồi treo lên giàn bếp. Để khoảng 10 -15 ngày đem ra ăn liền, thịt có vị chua, ngọt, thớ thịt săn dai, nhai kỹ hương vị thấm vào miệng tạo cảm giác rất ngon.

Không chỉ có thịt người ta còn ủ cả cá các loại như cá chép, cá trôi, cá rô, các thia thia, cá tép... Cá sau khi làm sạch, bỏ lòng, cắt miếng ướp với muối, thính và quả cà đắng thái nhỏ để tăng vị chua. Mỗi loại cá cho một hũ riêng, dùng lá chuối khô nút chặt miệng hũ, bên ngoài bao thêm lớp tro bếp. Đặt hũ cá cạnh bếp nấu, hàng ngày cứ phủ thêm lớp tro ấm mới vào. Sau sáu tháng, mở hũ ra là đã có được món cá ngấu ăn rất ngon.

nguồn: dulich.vnexpress.net

Đặt vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa Tại Việt Mỹ >> 0908 220 888 - 0907 820 888. Chúng tôi sẽ cung cấp giá vé rẻ nhất tại thời điểm quý khách muốn đi.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Đặt vé máy bay đi Thanh Hóa giá rẻ hãy nghĩ ngay tới Đại lý vé máy bay giá rẻ Việt Mỹ >> 0907 820 888
>> Thanh Hóa nỗi tiếng với những món ăn ngon đậm đà khó quên như: Nem chua, bánh khoái, ốc mút, chả tôm và các loại bánh đủ vị là những món ăn chơi ở thành phố Thanh Hóa.
1. Nem chua đủ thể loại
Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau.
Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Lê Thương
Có nhiều loại nem như nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi loại lại mang đến cho người ăn những cảm nhận khác nhau.
Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức.
2. Bánh khoái tép nồi gang
Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị.
Giá từ 5 – 8 nghìn đồng/  chiếc. Bạn có thể ăn đến no, bụng vẫn thòm thèm mà không thấy chán. Ảnh: Thanh Tuyết
Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa…
3. Chả tôm
Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.
Bạn có thể ăn ở Nhà Thờ, phố Lê Thị Hoa, Hàng Than, Cầu Bố hoặc chợ Vườn Hoa. Ảnh: Thanh Tuyết
Tôm bột tươi sau khi mua về rửa sạch, bỏ vỏ, rút chỉ đất ở sống lưng và giã nhuyễn bằng cối đá. Để cho nhân có màu hồng đẹp mắt, người ta giã cùng một lượng gấc vừa đủ, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa.
Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000-40.000 đồng.
4. Bánh cuốn
Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp nơi trong thành phố. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, nên kể cả khi nguội bánh vẫn ngon như thường.
Người Thanh Hóa ăn bánh cuốn cùng chả nướng than hoa. Ảnh: wordpress.com
Người Thanh Hóa thường ăn bánh cuốn buổi sáng. Nếu muốn ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn có thể ghé đường Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn…
5. Ốc mút chùa Thanh Hà
Chùa Thanh Hà, phố Bến Ngự là địa chỉ quen của những thực khách trót mê mẩn món ốc mút và các món từ ốc.
Giá cho mỗi đĩa ốc các loại là 10 nghìn đồng, không tăng từ nhiều năm nay. Ảnh: Kim Phượng
Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt thơm nức mũi sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn bị “xúc động” đôi chút.
6. Bánh ích
Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt, rất mềm và ngon.
Chỉ với 7 nghìn đồng mỗi chiếc, bạn chỉ cần ăn 2 – 3 chiếc là đã no bụng rồi. Ảnh: Lê Thương.
Được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ, bánh ích luôn hấp dẫn người ăn và thường hết hàng sớm

Nguồn: dulich.vnexpress.net
BACK TO TOP